1. Vì sao bé cần được học các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ nhỏ?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều sở hữu những đặc điểm nhận dạng riêng biệt, có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nếu biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu ngay từ khi còn nhỏ, tương lai bé sẽ ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ bắt đầu đi học, cùng với việc trẻ được tiếp cận các phương pháp dạy học cho trẻ mầm non và được trang bị thêm những kỹ năng sống cần thiết khác sẽ giúp bé dễ dàng vui chơi, hoà nhập cùng mọi người hơn.
Mầm non là độ tuổi giúp bé luyện tập những thói quen tốt cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Do đó, để bé học thêm những kỹ năng sống từ lứa tuổi này sẽ giúp bé biết cách tự lập, vượt qua những khó khăn nhất định trong cuộc sống khi lớn lên.
2. Một số kỹ năng sống của trẻ mầm non bé nên được dạy
2.1 Kỹ năng tự ăn
Ông bà ta có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Điều đó có nghĩa, trong giai đoạn đầu đời của bé, việc ăn là rất quan trọng. Ngay từ khi bé còn nhỏ, bố mẹ nên dạy con cách ăn tự lập mà không cần người xung quanh.
Đến khi trẻ đủ tuổi để có thể ngồi trên bàn ăn, tay biết cầm nắm đồ ăn, đồ vật thì bố mẹ nên dạy cho bé một số công việc sau: Đâu là những đồ ăn có thể ăn được? Đâu là những món không thể bốc lên cho vào miệng? Tập cho con thói quen tự cầm thìa xúc đồ ăn…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non bắt đầu với việc ăn
Rõ ràng với một đứa trẻ còn quá nhỏ thì những công việc ấy không phải chuyện dễ dàng. Ít nhất phải đến khoảng 1-4 tuổi, con mới có thể ngồi vững trên bàn ăn cùng bố mẹ, tự lấy nước uống khi khát… Nếu bố mẹ cho con đi nhà trẻ thì các cô cũng sẽ dạy bé kỹ năng này. Cộng thêm với việc về nhà được bố mẹ bổ sung kèm cặp thêm các kỹ năng sống của trẻ mầm non, bé sẽ nhanh cứng cáp và tự lập hơn.
2.2 Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng ứng xử rất quan trọng. Kỹ năng này sẽ giúp bé trở nên tự tin và dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh hơn. Một số kỹ năng ứng xử mà bố mẹ có thể dạy cho bé: chào hỏi người lớn, tôn trọng mọi người bằng cách không khóc lóc để đòi bằng được món quà, với những em bé nhỏ tuổi hơn phải nhường nhịn, nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc…
Để có thể rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc biệt là ứng xử, một cách hiệu quả nhất, chính bố mẹ là tấm gương để bé noi theo. Lưu ý, khi trẻ bị phạm lỗi đừng nên la mắng hay đánh con ngay lập tức. Hãy nhẹ nhàng hỏi chuyện tại sao con lại làm vậy. Sau đó nhắc nhở bé lần sau đừng tái phạm nữa. Bố mẹ lưu ý đừng nên tạo áp lực hay dọa đánh bé quá nhiều nhé!
2.3 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Tự chăm sóc bản thân
Một số kỹ năng mà bố mẹ cũng nên quan tâm để dạy con trẻ như sau: đánh răng, lấy đồ ăn thức uống, tự mang giày, tự biết cách đội mũ khi ra ngoài… Đây đều là những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non, giúp bé tự biết chăm sóc bản thân tốt hơn khi không có phụ huynh kề bên.
2.4 Kỹ năng học hỏi
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển thế giới quan, thường hay quan sát, tò mò và khám phá tất tần tật mọi thứ xung quanh. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên tạo không gian, môi trường để con được rèn luyện, phát huy những kỹ năng này.
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non bao gồm cả việc học cách đặt đúng câu hỏi
Bố mẹ có thể dành ngày cuối tuần để đưa con tham gia các hoạt động ngoài công viên, khu vui chơi giải trí để bé có thêm nhiều trải nghiệm về thế giới bên ngoài. Thường xuyên cho con ra hiệu sách, tập cho bé thói quen học hỏi, tập đọc… Dạy bé đặt những câu hỏi cái gì, tại sao và tìm lời giải đáp cho câu hỏi, việc này nên làm như thế nào…
Ngoài kỹ năng sống thì việc phát triển về tư duy và não bộ của trẻ cũng là việc rất cần thiết mà các bậc phụ huynh nên quan tâm. Hai phương pháp dạy trẻ giúp phát triển tư duy bạn có thể áp dụng là: Phương pháp Montessori và phương pháp Glenn Doman
2.5 Kỹ năng nói thật
Về cơ bản, trẻ em như một tờ giấy trắng nên sẽ không biết nói dối là gì. Tuy nhiên, vì là trẻ con nên các bé tiếp thu nhanh, học dễ dàng và dễ nhớ. Mặc dù trên thực tế việc nói dối chưa hẳn là sai, sẽ có những tình huống chúng ta cần phải nói dối để giảm đi bớt phần nào sự căng thẳng, lo lắng. Mà các bé còn quá nhỏ để có thể suy nghĩ được như vậy.
Do đó, bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng với con, khuyến khích bé nói ra các suy nghĩ trong đầu. Nếu trẻ phạm lỗi hay động viên con nhận lỗi và sau đó khen trẻ ngoan để bé nhận thức được sai là phải xin lỗi, chứ không phải nói dối để che lấp sự việc.
2.6 Kỹ năng sống trẻ cần rèn luyện: Sắp xếp ngăn nắp
Nghe thì có vẻ người lớn quá nhưng thật ra bố mẹ phải tập tính ngăn nắp cho con ngay từ khi bé còn học mầm non. Để dạy được con kỹ năng này, bố mẹ phải sắp xếp mọi thứ trong nhà đúng trật tự, gọn gàng. Sau đó yêu cầu mọi thành viên trong gia đình phải giữ sự gọn gàng ấy, lấy đồ vật gì thì sau khi dùng xong phải đặt lại chỗ cũ.
Rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp tạo thói quen ngăn nắp
Trẻ con có tính rất ham vui. Nhiều hôm bé bày đồ chơi hoặc vứt áo quần lung tung rồi chạy đi cùng với bạn bè… Thông thường bố mẹ sẽ là người dọn thay. Đừng làm vậy. Bố mẹ hãy gọi bé trở lại, yêu cầu bé dọn dẹp và cất đồ chơi, áo quần từ nơi con lấy ra. Gọn gàng hết rồi thì con mới được đi chơi tiếp. Tập cho bé 7-10 lần thì bé sẽ quen dần với thói quen này.
2.7 Kỹ năng vượt qua trở ngại
Nhiều bố mẹ bao bọc con quá mức nên thường hay làm hết tất cả mọi việc cho con. Tuy nhiên, cách làm này khiến con có thói quen ỷ lại, hay dựa dẫm người khác mà không tự thân vận động.
Ví dụ như con bị vấp ngã, đừng vội chạy lại bế hay dỗ để bé không khóc. Thay vào đó hãy đến bên và động viên con đứng dậy. Tương tự, khi con có xích mích với bạn bè xung quanh, đừng vội cho là con mình đúng rồi lôi người lớn vào khó xử.
Trước tiên bố mẹ hãy tìm hiểu về nguyên nhân, dạy trẻ nói ra cảm xúc của mình khi gặp chuyện. Bố mẹ cũng nên gợi ý, thảo luận cùng con một số cách để giải quyết. Sau đó khuyến khích bé chủ động giảng hòa. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một quá trình dài và cần các bậc phụ huynh thật sự kiên nhẫn.
2.8 Kỹ năng giúp đỡ, chia sẻ
Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên sẽ là đứa trẻ giàu tình thương, có lòng trắc ẩn. Vì vậy ngay từ khi còn học mầm non, hãy dạy bé cách quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh. Đây cũng là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng.
Tương tự như kỹ năng ứng xử, bố mẹ cần làm tốt vai trò là những người lớn mẫu mực để con noi theo. Bố mẹ có thể dạy con: sau khi ăn nên cho bát đĩa vào bồn rửa chén, dọn dẹp đồ đạc nho nhỏ giúp bố mẹ… Trong cuộc sống hằng ngày nếu thấy ai đó đang có vấn đề, có thể gợi ý một số cách để bé tập thói quen chủ động chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người khác.
Các kỹ năng sống của trẻ mầm non đã học sẽ giúp trẻ thành người có ích
2.9 Kỹ năng sống cho bé: Phòng tránh nguy hiểm
Xã hội ngày một phức tạp hơn, với nhiều vấn đề chưa được giải quyết . Trang bị cho con những kỹ năng sống của trẻ mầm non, phòng tránh nguy hiểm là rất quan trọng. Bố mẹ nên dạy con không được nói chuyện cùng người lạ, không được nhận đồ hay đi theo bất kỳ ai mà bé chưa bao giờ gặp. Hoặc là ở những khu vực cấm, đồ vật, con vật nguy hiểm, hãy nhắc nhở bé tránh xa.
2.10 Kỹ năng quản lý thời gian
Nhiều phụ huynh cho rằng con còn nhỏ thì thời gian vô tư, thích là gì cứ để con tự do. Tuy nhiên, việc ngay từ nhỏ tạo thói quen quản lý thời gian sẽ giúp cuộc sống của con sau này trở nên bài bản và có kế hoạch hơn.
Một số công việc bố mẹ có làm để giúp con học được kỹ năng quản lý thời gian đó là đưa ra những quy định về chơi đùa, xem tivi điện thoại hay lúc ăn cơm…
2.11 Kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật
Ngay từ nhỏ, nếu tiếp xúc với cây cối và động vật nhiều, tâm hồn và tính cách của con sẽ phong phú và tươi đẹp. Không chỉ giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, học hỏi cuộc sống qua thế giới thiên nhiên, kỹ năng sống này còn giúp bé biết quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình hơn.
Học cách yêu thiên nhiên là kỹ năng của trẻ mầm non
2.12 Kỹ năng bơi lội
Trẻ em hay với người lớn, những kỹ năng sống như bơi lội thực sự vô cùng quan trọng. Nếu không may xảy ra tình huống bất ngờ như bé bị trượt chân xuống bể bơi, ao hồ, bé cũng biết cách tự cứu mình. Tuy nhiên, cần xem thử thể lực của con bạn có tốt không. Cộng với việc tìm các nơi dạy uy tín, giám sát chặt chẽ rồi mới cho đi học bơi nhé.
2.13 Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ giúp bé tự tin
Không chỉ giúp trẻ mạnh dạn thể hiện bản thân với xã hội bên ngoài mà kỹ năng tự tin còn giúp trẻ chủ động khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Từ đó tạo tiền đề để trẻ học tập kiến thức, trau dồi các kỹ năng khác một cách dễ dàng hơn.
Các kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non tạo dựng hành trang tự tin vào đời
Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến phụ huynh các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Hy vọng cbài viết sẽ hỗ trợ bé ngày một trưởng thành hơn. Cuối cùng trở thành một người có ích.