1. BỐ MẸ ĐỘC ĐOÁN
ĐẶC ĐIỂM:
- Luôn dạy con theo cách nghiêm khắc, ít giao tiếp, nói chuyện với con. - Hay phạt trẻ vì không tuân theo quy tắc, giành ít thời gian nói chuyện với con về các vấn đề. - Luôn nghĩ rằng bạn cần giữ hình ảnh của một người "nắm quyền". - Có khoảng cách với con, không muốn tỏ ra mềm mỏng trước mặt con.
Tiến sĩ Gwen Dewar chia sẻ trên trang Khoa học giáo dục của Mỹ chia sẻ cha mẹ thuộc nhóm này luôn luôn bắt con phải tuân theo mệnh lệnh của mình. Cha mẹ không nhạy cảm và luôn luôn kiểm soát, đưa ra quyết định và định đoạt hậu quả một cách nhanh chóng. Trong mọi tình huống cha mẹ không nhân nhượng cho bất kỳ sự thảo luận trao đổi ý kiến nào, đứa con luôn lắng nghe vàtuân theo lệnh cha mẹ, không cần biết rằng mong muốn của cha mẹ dành cho con cái có thiết thực hay không.
ẢNH HƯỞNG:
Những đứa trẻ sinh trưởng trong môi trường này có xu hướng rụt rè khi phải tự đưa ra quyết định, thường cảm thấy không được an toàn, luôn thể hiện mình theo cách bố mẹ muốn, hay dựa dẫm vào chỉ định của người khác để đưa ra quyết định. Những người sinh trưởng trong môi trường này cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm, chứng sợ hãi và tự ti.
Những đứa trẻ này cũng thường có lòng tự trọng không cao và gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, khi xa tầm tay bố mẹ, những đứa trẻ này dễ trở nên hư hỏng. .
2. BỐ MẸ DỄ DÃI
ĐẶC ĐIỂM:
- Thường xuyên cho phép con không tuân thủ theo những quy tắc. - Thỏa hiệp với con hơn là đối đầu. - Tin rằng điều quan trọng nhất là trở thành người bạn tốt của con.
Cha mẹ thuộc nhóm 2 dành thể hiện tình yêu bao la dành cho con bằng sự nuông chiều và nhu nhược trước mọi yêu cầu của con. Họcũng thường có ít kỳ vọng và yêu cầu ở con. Cha mẹ ít khi áp dụng được các giới hạn hoặc quy tắc chung trong gia đình, và phần lớn thời gian đứa trẻ cứ làm điều nó thích. Cha mẹ cũng không chỉnh sửa những hành vi sai của con bằng cách hướng dẫn và kỷ luật.
ẢNH HƯỞNG:
Cha mẹ thuộc loại 2 này không coi trọng việc duy trì kiểm soát hành vi của con như hai nhóm trên. Tiến sĩ Dewar cho biết những đứa trẻ trong môi trường nuôi dạy này thường có cái tôi rất cao, tự tin nhưng thường không có phương hướng, mục đích phấn đấu rõràng và thường có xu hướng vấp phải những vấn đề liên quan tới ma túy, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Một đứa trẻ lớn lên một cách tự do có thể gặp khó khăn trong việc tự quản lí hành vi của mình. Tự do không có giới hạn có thể gâyảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ không có nhận thức rằng mọi thứ cần phải có ranh giới. Vì vậy, những đứa trẻ này thường đi tìm một khuôn khổ giúp cảm thấy có giá trị và an toàn. Chúng có thể gặp vấn đền với các mối quan hệ, thiếu kỉ luật cần thiết cho sự tương tác xã hội. Việc học hành của trẻ có thể thiếu tổ chức và động lực. Trẻ thiếu trách nhiệm, hoặc cảm thấy khó khăn khi bị ràng buộc và không nhận thức được tầm quan trọng của những hệ quả sau đó.
3. BỐ MẸ THỜ Ơ
ĐẶC ĐIỂM:
- Hay xa nhà và để con tự chăm sóc bản thân. - Thích ở những nơi khác hơn là với con. - Không biết đến những ai xuất hiện trong cuộc đời con, thậm chí không biết bạn bè và giáo viên của con. - Viện cớ bận rộn công việc cho việc thường xuyên xa con.
Phong cách làm cha mẹ nhóm 3 này là có hại nhất, tiến sĩ Gurian chia sẻ. Trẻ không nhận được tình yêu thương ấm áp của cha mẹcũng như sự đáp ứng nhạy cảm trước những tâm tư mong muốn của con, cha mẹ thuộc nhóm 3 còn có cực kỳ ít kỳ vọng ở con. Trẻphải tự học cách sống không dựa dẫm vào cha mẹ trong mọi tình huống, trẻ còn phải tự kiếm ăn trong một số hoàn cảnh nghiêm trọng. Cha mẹ thường không quan tâm đến trẻ, không thể hiện tình yêu thương và không bao giờ động viên con.
ẢNH HƯỞNG:
Nuôi dạy con kiểu thờ ơ này có thể rất nguy hiểm đối với đứa trẻ vì nó ảnh hưởng đến cảm giác của con về bản thân mình, lòng tựtrọng và hạnh phúc. Điều này tác động đến khả năng tin tưởng của trẻ, không chỉ niềm tin vào các mối quan hệ mà còn niềm tin vào người lớn. Điều này cũng khiến trẻ nhận trách nhiệm quá sớm, thời thơ ấu của trẻ sẽ không được trọn vẹn. Trẻ có bố mẹ thờ ơthường gặp vấn đề trong việc thể hiện tình cảm với người khác.
Sự vắng mặt của thiết lập giới hạn đồng nghĩa với việc trẻ bị mất phương hướng. Theo như nghiên cứu kết luận, hầu hết trẻ vị thành niên phạm tội được nuôi dạy trong môi trường này, tiến sĩ Dewar cho biết.
4. BỐ MẸ QUYẾT ĐOÁN
ĐẶC ĐIỂM:
- Dành tiêu chuẩn và kì vọng cao cho con, nhưng cũng đồng cảm và thấu hiểu con. - Ủng hộ, trợ giúp con. - Tạo ra một môi trườngđịnh hướng thành công, an toàn, tích cực, gắn kết với con. - Có kì vọng rõ ràng cho con. - Xây dựng cho con một môi trường nhất quán, hoàn thiện, có những tiềm năng rõ ràng thông qua các công việc nhà, làm bài tập, giờ ăn, giờ ngủ. - Thường xuyên giao tiếp với trẻ, xem cách con cảm nhận để sử dụng chúng vào việc đưa ra các quy tắc cho con.
Phong cách dạy dỗ của cha mẹ có “uy” nhấn mạnh vào tình yêu thương ấm áp và sự nhạy cảm đáp ứng những nhu cầu thiết thực của con cái, đồng thời cha mẹ vẫn có kỳ vọng cao ở con. Theo như tiến sĩ Anita Gurian (trường đại học New York NYU) tại trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em cho biết, cha mẹ thuộc loại này thường thiết lập giới hạn cho con và chấp nhận rằng hậu quả của những quyết định sai sẽ xảy ra, họ dùng “hậu quả tự nhiên” này như những bài học nhớ lâu cho con cái. Cha mẹ thuộc loại này nhạy cảm với trạng thái tâm tư của con và thường tìm cách để điều chỉnh hậu quả hoặc xoa dịu con sau những bài học trải nghiệm. Họ dùng các bài học trải nghiệm thực tế để giải thích cho con rằng tại sao có một số quy tắc sống con phải tuân theo, thay vì cách đưa ra mệnh lệnh/ quyết định một cách cứng nhắc mà không giải thích tại sao lại đưa ra những mệnh lệnh như vậy.
ẢNH HƯỞNG:
Tiến sĩ Dewar, Gurian cho biết hầu hết những công bố tâm lý khoa học cho rằng phong cách cha mẹ có “UY” là “Tiêu Chuẩn Vàng”trong giáo dục gia đình và những đứa trẻ sinh trưởng trong môi trường giáo dục này sẽ trưởng thành tự tin, sáng tạo, hợp tác và cókhả năng tự điều chỉnh thích nghi với môi trường tốt.
Đây là phong cách làm cha mẹ tối ưu cho mọi trẻ em. Cha mẹ quyết đoán thường xuyên trao đổi những kì vọng và những kết quả sẽđạt được với con. Nuôi dạy trẻ trong một môi trường giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Từ tấm gương là chính cha mẹ, bé sẽ học được những kĩ năng xã hội quý giá và có khả năng xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với mọi người.
Từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ bắt chước bố mẹ và mọi hành vi của bố mẹ. Cha mẹ cũng có những ngày muốn buông bỏ, và cũng có thểphạm sai lầm này đến sai lầm khác, nhưng dù bạn đang nuôi dạy con theo phong cách nào, hãy luôn nhớ rằng: con bạn đang quan sát bạn. Và những gì bạn làm qua cách dạy con sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của bé – từ việc học hành đến các mối quan hệ với người khác.
P/s: Phong cách nuôi dạy con của bố mẹ chỉ là một phần nhỏ trong sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ...Còn rất nhiều những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển đó