Các nhà khoa học trước đây cũng đã từng nghi ngờ về điều này, nhưng cho đến tận thời gian gần đây, họ vẫn không thể khẳng định được rằng tình trạng thiếu protein nSR100 chỉ là một triệu chứng bệnh hay là một nguyên nhân trẻ tự kỷ.
Trong công trình nghiên cứu mới, các chuyên gia đã cố ý làm giảm đi 2 lần số lượng protein nSR100 trong não của những con chuột thí nghiệm còn trẻ và theo dõi xem điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các con vật sau một thời gian. Theo các nhà nghiên cứu, hành vi của những con chuột thí nghiệm đã thay đổi giống như những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở người. Đặc biệt, những con chuột trong phòng thí nghiệm đã bắt đầu lảng tránh nhau và dành nhiều thời gian hơn cho việc tự cô lập mình với những con khác.
Bằng cách so sánh thông tin mới với những gì đã biết về protein nSR100 từ trước đó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng khoảng 1/3 tổng số ca người mắc bệnh tự kỷ trên thế giới là do không có đủ số protein nSR100.
Các chuyên gia hy vọng rằng trong tương lai, các dữ liệu thu được sẽ cho phép họ phát triển các phương pháp mới và tìm ra nhiều nguyên nhân làm trẻ tự kỷ để chống lại căn bệnh này. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên tạp chí khoa học Molecular Cell.
Chúng ta đều biết rằng tự kỷ là một rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, với đặc trưng là người bệnh chìm đắm trong chính mình và tránh mọi liên lạc với thế giới bên ngoài cũng như có những mối quan tâm rất hạn chế, và thích thực hiện những hành động lặp đi lặp lại. Điều đáng chú ý là trong một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện thấy một số biểu hiện khá bất thường của bệnh tự kỷ.
Chẳng hạn mới đây, các nhà khoa học ở King College London (Anh) đã phát hiện ra rằng trong những trường hợp nhất định, những người bị rối loạn phổ tự kỷ có thể đưa ra quyết định khách quan hơn vì họ dựa ít hơn vào cảm xúc.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
Theo như nghiên cứu của các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khỏe tinh thần quốc gia Anh, chứng rối loạn ở trẻ tự kỷ gồm các biểu hiện sau:
- Trẻ tự kỷ có các hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có xu hướng bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi của nếp sống hàng ngày, tránh giao tiếp bằng mắt, mà chủ yếu bằng lời nói, hò hét. Một số trường hợp trẻ có biểu hiện khó ngủ, không kiểm soát được hành vi cảm xúc, nên dẫn tới những hành động gây gổ với người xung quanh.
- Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn của các con trong vấn đề diễn đạt ngôn ngữ, cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thế, trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ thường ngại tiếp xúc, trò chuyện với người xung quanh.
- Lười vận động: Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác, cho dùng là hoạt động nhỏ nhất.
- Ngoài ra, còn có những dấu hiệu nhan biet tre tu ky như: Trẻ tự kỷ thường có các biểu hiện sớm như ánh mắt đề phòng cảnh giác với người khác. Ngoài ra, sau khi nghiên cứu trên các bệnh nhân điển hình, các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khỏe tinh thần quốc gia Anh đã đưa ra thêm các biểu hiện khác như:
+ Sự phản hồi trong giao tiếp kém và rất chậm.
+ Lười ăn
+ Có sự thay đổi mạnh mẽ trong các biểu hiện cảm xúc.
+ Không muốn tiếp xúc với môi trường sống xung quanh.
Điều trị cho Trẻ Tự Kỷ
Không có điều trị nào giúp chữa khỏi hoàn toàn chứng rối loạn ở trẻ tự kỷ, cũng như không có phương pháp nào có thể áp dụng chung với tất cả trẻ tự kỷ. Những điều trị cần lưu ý cho con bạn tại gia đình, trường học hay những can thiệp khác cho trẻ tự kỷ dàn trải rất rộng.
Phụ huynh cần hiểu, mục đích của việc điều trị, can thiệp cho trẻ tự kỷ là nhằm giảm các triệu chứng của tự kỷ, phát triển tối đa khả năng của trẻ trong việc giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng. Có rất nhiều phương pháp điều trị, gia đình có thể lựa chọn:
- Trị liệu hành vi và giao tiếp: Nhiều chương trình trị liệu nhắm vào phạm vi các khó khăn mà trẻ tự kỷ thường mắc phải như: khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng hòa nhập cộng đồng… Một số chương trình lại tập trung vào phát triển các kỹ năng mới và giảm các vấn đề hành vi. Không phải tất cả những biểu hiện rối loạn tự kỷ luôn luôn giảm khi lớn lên, nhưng thông qua các chương trình trị liệu này, trẻ tự kỷ có thể sớm hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
- Trị liệu giáo dục: Trẻ em mắc chứng rối loạn tự kỷ thường có khả năng đáp ứng với các chương trình giáo dục có cấu trúc cao. Ngay từ lứa tuổi đầu đời, nếu nhận được sự can thiệp sớm về hành vi đối với từng cá nhân sẽ có tiến triển rất tốt.
- Liệu pháp gia đình: Cha mẹ và các thành viên trong gia đình có con trẻ tự kỷ, nên học các chơi đùa và tương tác với trẻ nhằm thúc đẩy các kỹ năng tương tác xã hội của trẻ, giúp trẻ kiểm soát
- Thuốc: Không thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bênh tự kỷ. Nhưng 1 số thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng. Chúng tôi sẽ không viết sâu về vấn đề này. Các gia đình muốn dùng thuốc điều trị cho con nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
Thanh thiếu nên bị mắc chứng tự kỷ có thể sẽ gặp rắc rối về vấn đề của cơ thể, với các biểu hiện của tuổi dậy thì hoặc trưởng thành, với các biểu hiện nhận thức xã hội gia tăng. Nếu gặp trường hợp này, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên ngành, các tổ chức dịch vụ và hỗ trợ cộng đồng, hoặc trao đổi trực tiếp với chúng tôi – những người nghiên cứu về Giáo dục đặc biệt.
Chăm sóc cho Trẻ Tự Kỷ
Chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ tự kỷ, có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng đừng lo, cái cây mà bạn dày công chăm bón, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn trái ngọt. Chúng tôi có một vài gợi ý cho bạn:
- Tìm đến các chuyên gia đáng tin cậy: Hãy tìm cho con trẻ một ngọn đèn. Đối với các phụ huynh ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, việc tiếp cận với các trung tâm tốt, các chuyên gia trong lĩnh vực là điều hoàn toàn đơn giản, đừng ngần ngại, hãy tìm đến họ. Còn đối với các phụ huynh ở tỉnh, hiện nay có rất nhiều các cộng đồng hỗ trợ, bằng các công cụ tìm kiếm online.
- Dành thời gian khác cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình: Chăm sóc cho con trẻ mắc chứng tự kỷ không hề đơn giản, nó sẽ chiếm gần hết quỹ thời gian mà bạn có. Hãy thử ngồi lại, sắp xếp lại thời gian biểu 1 cách hợp lý, dành 1 chút ý thời gian rảnh giúp bản thân thư giãn như tập 1 vài động tác yoga, nghe 1 vài bản nhạc, dành thời gian cho người bạn đời của mình, có thể chỉ là cùng nhau nằm xem 1 bộ phim. Tin tôi đi, áp lực của bạn sẽ nhẹ đi nhiều đấy.
- Kết nối với những gia đình khác cũng có con trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ: Học thầy không tày học bạn. Chắc chắn họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.
Các bậc cha mẹ có con nhỏ nên tìm hiểu những nguyên nhân trẻ tự kỷ và những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ xớm nhất có thể để phòng tránh cho con. Có rất nhiều nguyên nhân trẻ tự kỷ từ một số hành động mà bố mẹ thường làm với con lại cứ ngỡ là không ảnh hưởng, không nên chủ quan và hãy quan sát thật kỹ những hành động suy nghĩ của trẻ, hãy đem lại cho con một môi trường sống tốt nhất có thể.