“Con trai tôi ba tuổi, cháu mới bắt đầu đi học năm vừa rồi. Tuy nhiên cô giáo cho biết cháu rất nhút nhát, ít nói và không muốn chơi đùa cùng các bạn, lúc nào cũng chỉ ngồi một mình. Điều này khiến gia đình tôi rất lo lắng. Tôi đã cho cháu đi khám vì nghĩ cháu bị tự kỷ nhưng bác sỹ cho biết cháu chỉ đang gặp các vấn đề về kỹ năng sống chứ không phải tự kỷ, vậy tôi phải làm gì để rèn kỹ năngsống cho cháu?”.
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Xuân Huỳnh, Hà Đông, Hà Nội về đứa con trai nhỏ của mình. Chắc chắn rằng hiện nay còn rất nhiều các bé trong độ tuổi mầm non khác đang gặp những vấn đề về kỹ năng sống như con trai anh Huỳnh mà chưa có cách giải quyết, các bạn hãy cùng tham khảo một vài thông tin sau về phương pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhé!
Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau cần có những kỹ năng sống khác nhau và với trẻ mầm non cũng vậy. Trước khi bắt tay vào rèn kỹ trẻ mầm non năng sống cho bạn cần hết sức chú ý điều này để có thể lựa chọn những kỹ năng phù hợp. Sau đây là các nhóm kỹ năng sống nên rèn luyện cho trẻ mầm non.
1. Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ mầm non
Chị Ngô Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Tôi có một con gái nhỏ 2 tuổi rưỡi. Không hiểu sao cháu rất nhút nhát khi giao tiếp, cũng không muốn lắng nghe lời người lớn nói, khi được hỏi cháu thường hay im lặng không trả lời, tôi rất lo lắng về điều này”.
Các bạn cần biết rằng dù là ở bất cứ độ tuổi nào thì việc rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ cũng rất quan trọng, trẻ mầm non không phải là ngoại lệ. Và để rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ bạn cần lưu ý ba điều sau:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ: qua hành động cử chỉ, thái độ…
+ Lắng nghe một cách tích cực
+ Phản hồi của trẻ: cảm xúc, hành động, lời nói…
Chào hỏi là một trong những kỹ năng giao tiếp căn bản
Nếu các bé đang rơi vào tình trạng như con gái chị Mai hãy từ từ hướng dẫn cho bé cách giao tiếp với người khác. Đừng nóng vội, trách cứ hay chỉ trích bé bằng những lời nói nặng nề.
Các cô giáo khi ở trường hãy ân cần chỉ cho bé những hành vi giao tiếp căn bản như: đi hỏi, về chào… Khi đón các con hãy nhắc con chào ba mẹ, các bạn, hỏi các con những thông tin đơn giản và chờ phản hồi của con trẻ…
Với cha mẹ cũng vậy, hãy tạo điều kiện để con tiếp xúc với mọi người xung quanh đặc biệt là với trẻ cùng lứa tuổi để con có cơ hội giao tiếp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong mọi hoàn cảnh. Điều này sẽ giúp bé cởi mở và giao tiếp tốt hơn.
2. Rèn luyện sự cảm thông
Nghe thì có vẻ rất phi lý nhưng thực tình lại rất có lý. Sự cảm thông cũng như bất cứ một kỹ năng sống nào cũng đều cần rèn luyện mới có thể phát triển được trong mỗi bé.
Việc rèn luyện kỹ năng sống của trẻ mầm non – rèn luyện sự cảm thông cần có sự giúp đỡ của cả giáo viên và phụ huynh mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Hãy giúp trẻ học cách lắng nhé và hiểu sau đó là chia sẻ với hoàn cảnh của những người xung quanh mình. Đó có thể là những điều hết sức đơn giản như xin lỗi “bạn gấu bông” khi con vấp vào bạn bị ngã. Hãy nói với trẻ rằng trẻ vấp vào “bạn gấu” thì bạn gấu cũng đau nên con cần xin lỗi bạn thay vì khóc lóc ăn vạ.
Ở lớp khi con thấy có một người bạn buồn các cô hãy dành các con cách hỏi thăm bạn, chia sẻ và động viên bạn.
3. Kỹ năng sống: làm việc nhóm và hợp tác
Đây tưởng chừng là những kỹ năng sống chỉ dành cho người lớn nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Trẻ mầm non cũng cần rèn kỹ năng sống qua tinh thần hợp tác và cách làm việc theo nhóm.
Hãy dạy trẻ cách biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng ý kiến đó và tinh thần xây dựng tập thể.
Với kỹ năng này môi trường rèn luyện tốt nhất chính là lớp học của con. Các thầy cô có thể tổ chức các trò chơi theo nhóm. Các cô có thể xếp 3-5 bé thành một nhóm và đưa ra các trò chơi để các con tham gia như: quan sát, phân biệt, nhận dạng vật thể hay các trò chơi vận động đơn giản khác.
Khi các con ở nhà bố mẹ cũng có thể dạy các con làm việc nhóm và hợp tác qua việc giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình như: cùng mẹ chăm sóc em bé, nấu ăn, cùng bố chăm sóc cây cảnh…
Chỉ những việc làm tưởng như đơn giản ấy cũng có thể giúp các con hình thành và phát triển khả năng làm việc theo nhóm và tinh thần hợp tác khi làm việc. Điều này sẽ rất có ích cho các con trong tương lai.
4. Ngoài ra thầy cô và cha mẹ còn có thể dạy cho con kỹ năng vận động, kỹ năng kiểm soát cảm xúc… nữa nhé
Trên đây là một số thông tin về phương pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non để các bậc phụ huynh cũng như giáo viên mầm non tham khảo. Chúng tôi mong rằng với những thông tin này các bạn có thể phát triển kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi mầm non.