Chín Đặc Tính đó là:
Khả năng dễ bị phân tán sự chú ý: Đứa trẻ có dễ bị phân tán sự chú ý hay không?
-
Mức độ hoạt động: Sẽ có đứa trẻ cả ngày thích chạy nhảy, thích những trò vận động, trong khi một số trẻ khác lại thích những việc ít vận động hơn như vẽ hay xem sách.
-
Khả năng dự đoán trước: Đứa trẻ có một lịch sinh hoạt (ăn ngủ, vệ sinh,...) đều đặn hay không.
-
Phản ứng đầu tiên: Có trẻ dễ, gặp đồ chơi mới, người lạ, thức ăn mới...là thích luôn, nhưng cũng có trẻ khóc, nhè ( thức ăn) ra, phải đợi, phả thử nhiều lần, phải quan sát trước khi tham gia trò chơi.
-
Khả năng thích nghi: Khả năng thay đổi phù hợp hoàn cảnh sau một thời gian ở trong hoàn cảnh đó.
-
Mức độ nhạy cảm: Có trẻ ngủ nhưng nghe tiếng động (như tiếng cọt kẹt cửa, tiếng người nói chuyện...) là tỉnh dậy luôn, có trẻ nhạy cảm khi đi trên cỏ, trên đất...Trong khi đó, cũng có những trẻ ngủ ngon bất kể nhạc hay phim bật bên tai hay người nói chuyện ngay bên cạnh.
-
Mức độ phản ứng: Trẻ có phản ứng mạnh, tích cực hoặc tiêu cực, hay thường bình tĩnh...Nhiều trẻ có mức độ biểu cảm cao độ, ví dụ nó khóc thì hàng xóm nghe thấy rõ mồn một, trẻ còn giãy giụa, đập chân tay, la hét...Nhưng cũng có những đứa trẻ chỉ khóc nhỏ
-
Tâm trạng: Có những đứa trẻ luôn thấy vui vẻ, thấy nhiều điểm tích cực, nhưng cũng có những đứa trẻ dường như luôn than phiền.
-
Khả năng tập trung lâu: Có trẻ thích và có khả năng tập trung lâu vào một đồ chơi hay một việc gì đó, cũng có những đứa trẻ chóng chán, chỉ chơi một đồ chơi một lúc là đi tìm cái khác chơi.
Hãy coi mỗi đặc tính này là một phổ từ thấp đến cao. Mỗi đứa trẻ ở một điểm khác nhau trên phổ của đặc tính đó. Tổng hợp lại tạo thành một đứa trẻ hoàn toàn khác biệt với những đứa trẻ khác. Và không có đặc tính nào tốt hơn hay xấu hơn đặc tính nào!
Thế giới của chúng ta rất da dạng chứng minh rằng mỗi đặc tính đều có giá trị riêng của nó.
Ví dụ:
+ Có người nói "Đứa trẻ có khả năng tập trung lâu sẽ tốt hơn"?
- Một đứa trẻ luôn tập trung lâu vào một trò chơi, lớn lên có thể trờ thành bác sĩ phẫu thuật thực hiện những ca mổ kéo dài cả chục tiếng đồng hồ. Còn đứa trẻ thời bé "cả them chóng chán" lớn lên có thể khám phá ra một vi huẩn mới rồi lại tạo ra thuốc mới nhờ vào khả năng phát hiện và nghiên cứu cái mới.
+ "Đứa trẻ biết biết nhìn nhận cộc sống tích cực thì tốt hơn"?
- Một đứa trẻ dễ nhìn thấy mặt tích cực lớn lên có thể trở thành nhân viên bán hàng với doanh số cao nhất công ty, trong khi đứa trẻ dễ nhìn thấy mặt tiêu cực lại có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhân viên kiểm soát tài chính.
Có một khái niệm là "Stategic Optimist" (Lạc quan có chiến lược) và "Defensive Pessimist" (Bi quan phòng thủ).
Mọi người luôn nhắc bạn " Hãy luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề". Điều này chưa chắc đã tốt đâu nhé. Khi tiến tới làm cùng một việc, có những người sẽ làm tốt hơn nếu suy nghĩ tích cực, và có những người sẽ làm tốt hơn nếu suy nghĩ tiêu cực.
Ví dụ: " Cả 2 người cùng thi bằng lái xe, một người phải tự bảo mình : " Sẽ rất đơn giản, mình chắc chắn sẽ đỗ" . Người còn lại sẽ nghĩ: " Sẽ rất khó khăn đây, mình phải hết sức cẩn thận, không được sơ suất". Cuối cùng, cả hai người cùng đỗ.
-
Người thứ nhất cho biết: Nếu anh ta lo sợ quá thì chắc chắn anh ta sẽ run tay và mắc những lỗi ngớ ngẩn.
-
Người thứ hai cho biết: Nếu anh ta quá chủ quan cho rằng thi đỗ là chắc chắn thì anh ta sẽ mắc những lỗi mà bình thường sẽ không mắc phải.
Vậy đó, hai người ấy đơn giản là có hai cách tiếp cận vấn đề khác nhau tùy vào cách suy nghĩ của họ. Và họ biết, cách suy nghĩ nào phù hợp với mình hơn.Giả sử chúng ta nhắc người thứ nhất "Cần thận đấy, đừng có chủ quan" và nhắc người thứ hai " Đừng lo, chắc chắn sẽ đỗ" thì sao? Cả hai lời khuyên đều có vẻ có ích nhưng thực chất không tốt cho hai người họ, vì không phù hợp với thiên hướng suy nghĩ của họ.