.
-
Trẻ đi lớp hay ốm do vệ sinh sẽ không được như ở nhà. Trẻ học tập, vui chơi cùng nhau, nguy cơ phải “chạm trán” với mầm bênh nhiều hơn. Ngưng ngặt nỗi, ở lớp vệ sinh sẽ không được chu đáo như ở nhà. Thường trẻ chỉ rửa tay trước khi ăn, và khi chuẩn bị được đón về. Với các bạn nhỏ, như thế đôi khi chưa đủ.
Để giúp bé tăng cường sức đề kháng, ít ốm khi đi mầm non, cha mẹ hãy dạy con cách tự rửa tay xà phòng khi ở trẻ. Mẹo là hãy mua cho bé một bánh xà bông trông ngộ nghĩnh, có thể hình bông hoa, hoặc các con vật. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc rửa tay. Trong lúc rửa, cha mẹ có thể cùng dạy con thổi bong bóng xà phòng khi rửa tay. Đồng thời, lồng ghép việc dạy con phải rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi xong. Dần dần sẽ tạo thành thói quen. Khi đến trường trẻ vẫn giữ thói quen đó.
Với trẻ nhỏ hơn, chưa tự vệ sinh cá nhân được, cha mẹ hãy nhờ đến sự hỗ trợ của cô giáo. Thông thường một ngày ở lớp, bé nên rửa tay trung bình từ 3 – 4 lần.
Chú ý việc này có thể giúp con giảm ốm đến 30% bố mẹ nhé!
-
Hãy chuẩn bị bình nước riêng cho bé
Việc chuẩn bị bình nước riêng cho bé có hai tác dụng.
Cách tính lượng nước cho con như sau:
- Bước 1: Lấy 100ml nhân với cân nặng của trẻ.
- Bước 2: Lấy tích đó trừ đi lượng nước từ thức ăn, hoặc sữa, nước hoa quả con uống. Kết quả là lượng nước bé cần.
Mẹ hãy cho lượng nước tính được vào bình nước riêng của bé. Có thể theo dõi hàng ngày để tăng lên và giảm đi, vì nếu trẻ vận động nhiều, trẻ có thể uống tăng lượng nước so với dự kiến, và ngược lại. Thông thường cha mẹ có thể quan sát trẻ uống đủ nước hay không bằng cách nhìn màu nước tiểu của bé. Nước tiểu màu vàng đặc, tức là trẻ thiếu nước; màu trắng hơi ngà ngà là trẻ đã uống đủ nước.
Nước giúp mang oxy đến các tế bào cơ thể của bé, dẫn đến hệ thống cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru. Nước cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, vì vậy uống nước nhiều hơn có thể giúp ngăn chặn độc tố tích tụ, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng cho bé gián tiếp.
Lợi ích thứ hai của việc chuẩn bị bình nước riêng cho trẻ, là tránh tình trạng trẻ uống chung cốc. Dù thường ở trường mầm non, mỗi trẻ sẽ có cốc nước riêng, được đánh dấu riêng. Tuy nhiên đôi khi sau giờ hoạt động ngoài trời, trẻ ra mồ hôi nhiều, các bé khát vào cũng vội vàng mà không để ý. Việc uống chung cốc có thể khiến trẻ dễ bị lây ốm hơn.
-
Coi trọng bữa sáng
Có trẻ ăn sáng ở nhà, cũng có khi ăn ở trường. Tuy nhiên thói quen chung của người Việt Nam là coi nhẹ bữa sáng. Sự thực bữa sáng là bữa chính, cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động. Cũng là bữa ăn sau một đêm dài để ngủ. Vào buổi sáng, cũng là thời điểm dạ dày tiết enzym tiêu hoá nhiều nhất, nên tăng hấp thụ dinh dưỡng.
Để tăng cường sức đề kháng cho bé, cha mẹ hãy cho trẻ ăn sáng như một bữa chính. Khái niệm bữa chính được định nghĩa gồm đủ 4 nhóm chất: đường, béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Thời gian bữa ăn tối thiểu là 30 phút. Nếu trẻ chưa có thói quen ăn sáng, cha mẹ nên kiên trì rèn dần dần cho bé. Nếu bữa sáng con ăn thiếu nhóm chất nào, cha mẹ có thể tăng cường thêm vào bữa phụ sau bữa sáng từ 1h30 – 2h. Ví dụ, nếu bữa sáng của trẻ có bánh mỳ và sữa, tức là tinh bột, béo, đạm thì cha mẹ có thể gửi cô giáo thêm hoa quả, sinh tố… vào bữa phụ.
-
Ăn các loại hoa quả giàu chất chống oxi hoá
Cam, bưởi, chanh tưoi, chanh leo … là những hoa quả giàu vitamin C – một chất chống oxi hoá có tác dụng trung hoà gốc tự do. Uống nước quả hoặc ăn trực tiếp hàng ngày giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho bé tự nhiên. Tuy nhiên khuyến khích trẻ ăn thay vi chỉ uống nước.
Một số lưu ý khi cho con sử dụng nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng:
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo về việc sử dụng nước ép hoa quả cho bé từ 0 – 6 tuổi như sau:
- Tuyệt đối không sử dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, trừ trường hợp trẻ táo bón (không quá 25,l/ngày, tuần không quá 4 lần).
- Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi, ngày không dùng quá 100ml, tuy nhiên cha mẹ nên hoà với nước tỷ lệ 1:1.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi thường uống từ 120 – 150ml/ngày, trên 3 tuổi từ 150 – 180 ml/ngày. Tuy nhiên không nên uống gần bữa ăn, hoặc uống quá nhiều vì khiến trẻ chướng bụng, ăn ít.
- Khuyến khích trẻ ăn hoa quả cả cái sẽ tốt hơn là dùng nước ép vì lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn, giảm lượng đường.
-
Thường xuyên hỏi cô giáo nếu có trẻ trong lớp bị ốm
Thường đi học các bé sẽ dễ lây nhau. Khi một trẻ ốm, có thể các bé khác cũng sẽ bị lây, đặc biệt các bệnh do virus như cảm cúm, sởi, thuỷ đậu… Cha mẹ có thể chuẩn bị trước bằng cách thường xuyên hỏi cô giáo tình hình sức khoẻ của các bạn. Thông thường trẻ bị ốm phải nghỉ học sẽ bị 3- 5 ngày trước, chứ không phải ngay lúc đó.
Nếu trong lớp có trẻ bị ốm, nhưng cha mẹ vẫn phải cho bé đi học vì không có người trông, có thể nhờ cô cho bé đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần. Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ khi đó cũng lưu ý hơn.
-
Dùng thêm thực phẩm bổ sung như vitamin hay men vi sinh
Khi mới đi lớp không phải bé nào cũng quen ngay với nếp sinh hoạt, lượng ăn kém hơn ở nhà. Nếu giai đoạn này mẹ dùng thêm vitamin tổng hợp cho bé thì cũng là cách làm hay để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Hơn nữa, vitamin cũng là xúc tác tạo ra phản ứng miễn dịch. Trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động nhạy bén hơn.
Giúp tăng miễn dịch cho bé, mẹ cũng chú ý đến vai trò của hệ vi sinh ruột. Các tế bào lympho tập trung đến 85% tại đường ruột, và chúng chỉ được kích hoạt nếu hệ vi sinh đường ruột cân bằng. Men vi sinh có thể giúp đường ruột của bé thật tốt vào thời điểm này. Đặc biệt, bé nào đi lớp mà ốm nhiều, phải dùng nhiều thuốc, đặc biệt là kháng sinh thì cha mẹ đừng coi nhẹ men vi sinh. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ nên sử dụng từ 8 – 12 tuần.
Bổ sung vitamin và men vi sinh đúng cách, là cách hiệu quả tăng sức đề kháng cho trẻ.