Độ tuổi : 2-3 TUỔI:
- Trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, hiểu sở hữu của bản thân và người khác.
- Trẻ phân loại được màu sắc giống nhau, phân biệt được “ lớn hơn” và “ nhỏ hơn”.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi về tên gọi đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, tên gọi con vật quen thuộc, trả lời được chức năng bộ phận cơ thể và công dụng đồ dùng.
- Trẻ có thể hát và đọc thơ
- Trẻ có khoảng 450 từ vựng
- Trẻ trả lời được câu hỏi ai? Đang làm gì?
- Trẻ đặt được các câu hỏi: Cái gì đây? Con gì đây? Của ai đây? Để làm gì?...
Độ tuổi :3-4 TUỔI:
- Trẻ có thể kể lại câu chuyện đã diễn ra
- Trẻ nói câu dài 4-5 từ
- Trẻ nhận biết được 5 màu cơ bản
- Trẻ hát, đọc thơ
- Trẻ trả lời được các dạng câu hỏi yêu cầu phải quan sát, tư duy: Cửa có mở không? Em đã đội mũ chưa? Mẹ đang làm gì? Ai đang làm gì?....Tại sao?...Khi nào?.
- Trẻ đặt câu hỏi rất phong phú
Độ tuổi: 4-5 TUỔI
- Trẻ nói câu dài 4-5 từ, vốn từ vựng rất phong phú
- Trẻ hát, đọc thơ
- Trẻ biết trả lời và đặt câu hỏi phong phú: Tại sao? Do ai? Khi nào?...
- Trẻ kể lại được câu chuyện đã diễn ra
- Trẻ nhận biết tên gọi màu sắc, hình khối, liên hệ thực tiễn.
- Trẻ đếm liệt kê trong phạm vi 10
- Nếu phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện chậm ngôn ngữ hơn so với tuổi hoặc vừa chậm ngôn ngữ vừa có những biểu hiện của những rối loạn khác ( rối loạn tăng động giảm tập trung, rối loạn phổ tự kỷ...)
-
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống. Hãy cho bé cơ hội giao tiếp và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau.
– Bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ khi mới sinh. Trẻ sơ sinh cũng có thể nghe được lời nói.
– Đáp lại tiếng gừ gừ hay lời bi bô của bé.
– Chơi với bé các trò đơn giản như ú òa.
– Lắng nghe bé. Nhìn bé khi con nói chuyện với bạn. Cho bé thời gian để trả lời bạn ( hãy đếm tới 5 hoặc 10 trước khi bạn phá vỡ sự im lặng).
– Khuyến khích bé kể truyện và chuyện trò với các bạn nhưng đừng tìm cách bắt bé phải nói.
– Đọc truyện cho bé nghe. Chọn sách phù hợp với lứa tuổi của con, nếu bé không thích nghe lời thoại thì giải thích các hình vẽ cho bé.
– Hát cho bé nghe, tốt nhất là trên nền nhạc. Việc học các bài hát mới giúp trẻ học thêm từ mới và sử dụng các kỹ năng ghi nhớ, nghe và thể hiện ý tưởng bằng từ ngữ.
– Mở rộng câu nói của bé, ví dụ bé nói “ô tô”, bạn có thể nói “Con muốn lấy ô tô!”.
– Nói chuyện thật nhiều với bé. Nói cho bé biết bạn đang làm gì trong khi làm các việc nhà.
– Tổ chức các buổi đi chơi, điều này giúp bạn có thêm thông tin thú vị để nói với con trước, trong và sau buổi đi chơi.
– Cho con xem các bức ảnh gia đình và giải thích về các bức ảnh đó.
– Trả lời con mỗi khi con nói, coi đó như phần thưởng cho việc con nói.
– Đặt cho con thật nhiều câu hỏi.
– Dùng cử chỉ cùng với lời nói.
– Đừng sửa lỗi ngữ pháp của con. Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng câu có ngữ pháp đúng để minh họa.
– Chơi riêng với bé và nó về các đồ chơi hay trò chơi hai mẹ con đang chơi.
– Cho bé chơi với các bạn có khả năng ngôn ngữ nhỉnh hơn một chút.