Sởi còn gọi là Rubeola, là một trong những bệnh nhiễm trùng hô hấp dễ lây gây ra bởi một loại virus. Nó khiến bị phát ban toàn thân và các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt, ho, và sổ mũi.
Hiện tại có khoảng 20 triệu trường hợp bị sởi trên toàn thế giới mỗi năm. Bệnh sởi phát sinh là do một loại virus nên không có thuốc điều trị cụ thể và virus sẽ tự mất một cách tự nhiên. Nhưng khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi, và giữ gìn để không lây bệnh cho người khác.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Thường mọi người nhận biết bệnh sởi bởi dấu hiệu bị phát ban toàn thân, tuy nhiên, triệu chứng đầu tiên khi bị nhiễm virus thường là ho, chảy nước mũi, sốt cao và mắt đỏ.
Một dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi là đốm Koplika, đây là những nốt nhỏ màu đỏ, có màu xanh trắng ở giữa và xuất hiện bên trong miệng. Phát ban khi bị sởi thường xuất hiện vết màu đỏ hoặc nâu đỏ, xuất hiện đầu tiên trên trán, sau đó lan xuống trên mặt, cổ và cơ thể, sau đó xuống cánh tay và bàn chân.
Bệnh sởi rất dễ lây 90% những người chưa được tiêm phòng bệnh sởi sẽ bị lây bệnh nếu họ sống cùng một người bị nhiễm bệnh. Đường lây nhiễm của bệnh sởi là thông qua tuyến nước bọt, do người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Một người bị sởi có thể lây nhiễm cho người khác trước 1 đến 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khoảng 4 ngày sau khi phát ban.
Những lần bùng phát dịch
Bệnh sởi rất hiếm thấy tại Hoa Kỳ. Do người dân được chủng ngừa rộng rãi, số lượng các trường hợp bệnh sởi tại Mỹ đã giảm trong 50 năm qua. Trước thời điểm năm 1960 thời điểm tiêm phòng bệnh sởi phổ biến, có tới hơn 500.000 trường hợp bệnh sởi được báo cáo mỗi năm. Từ năm 2000 đến năm 2007, trung bình chỉ có 63 trường hợp mỗi năm đã được báo cáo.
Tuy nhiên, trong năm 2008, tại Hoa Kỳ đã thấy sự gia tăng các trường hợp bị sởi và dịch, với 131 trường hợp báo cáo trong khoảng tháng Giêng và tháng Bảy. Hơn 90% những người bị nhiễm bệnh không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. Điều quan trọng nhất cha mẹ có thể làm để bảo vệ các con khỏi bệnh sởi là cho con tiêm phòng theo đúng thời gian quy định của nghành y tế.
Phòng chống
Trẻ sơ sinh thường được bảo vệ khỏi bệnh sởi trong vòng 6 tháng sau khi sinh do miễn dịch truyền từ sữa mẹ. Trẻ lớn hơn thường được tiêm phòng bệnh sởi theo quy định y tế tại nhà nước và trường học. Đối với hầu hết trẻ em, vắc-xin sởi là một phần của việc chủng ngừa sởi-quai bị-rubella (MMR) hoặc tiêm chủng sởi-quai bị-rubella-varicella tiêm chủng (MMRV) được quy định tiêm vào thời gian 12 đến 15 tháng tuổi và một lần nữa từ 4 đến 6 tuổi.
Vắc xin sởi thường không được tiêm cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Nhưng khi có dịch bệnh sởi, hoặc trẻ được đi du lịch ngoài nước, thuốc chủng có thể được tiêm cho trẻ ở giai đoạn từ 6-11 tháng tuổi, tiếp theo là tiêm chủng MMR thông thường tại thời điểm 12-15 tháng và 4-6 năm. Tuy nhiên, cũng như những trường hợp tiêm chủng khác, có những ngoại lệ vào hoàn cảnh đặc biệt. Bác sĩ sẽ có những thông tin mới nhất liên quan đến các khuyến nghị về việc chủng ngừa sởi.
Thuốc chủng ngừa bệnh sởi không nên dùng đối với các nhóm như:
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em bị bệnh lao không được điều trị, bệnh bạch cầu, hoặc bệnh ung thư khác
- Người có hệ miễn dịch kém vì một lý do nào đó.
- Trẻ em có tiền sử dị ứng nặng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin, vì chúng có nguy cơ gây nên phản ứng nghiêm trọng Khi xảy ra dịch sởi, tiêm kháng thể sởi gọi là miễn dịch globulin có thể giúp bảo vệ những người chưa được chủng ngừa (đặc biệt là những người có nguy cơ nhiễm trùng cao, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, hoặc trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu) nếu được tiêm trong vòng 6 ngày tiếp xúc. Những kháng thể này có thể ngăn ngừa bệnh sởi hoặc làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng.
Đối với phụ nữ không mang thai và những người không thuộc các nhóm khác có nguy cơ nêu trên, vắc-xin sởi có thể cung cấp bảo vệ nếu người đó tiêm chủng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với bệnh sởi.
Tác dụng phụ
Thuốc chủng ngừa bệnh sởi đôi khi gây tác dụng phụ ở những trẻ em có vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe. Các phản ứng thường gặp nhất là sốt từ 6 -12 ngày sau khi chủng ngừa (xuất hiện trong khoảng 5% -15% trẻ em được tiêm) và phát ban giống như sởi, mà không phải là bị truyền nhiễm và sẽ lặn dần (trong khoảng khoảng 5% trẻ em được tiêm chủng ). Hướng điều trị Không có hướng điều trị y tế cụ thể đối với bệnh sởi.
Để giúp điều trị các triệu chứng, thường kéo dài trong khoảng 2 tuần, hãy cho trẻ uống nhiều nước và khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu sốt làm cho trẻ khó chịu, cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt không aspirin như acetaminophen hoặc ibuprofen. Hãy nhớ rằng, không bao giờ nên dùng aspirin cho trẻ bị nhiễm siêu vi vì việc sử dụng aspirin trong trường hợp này có thể gây ra hội chứng Reye.
Trẻ em bị bệnh sởi nên được theo dõi chặt chẽ. Trong một số trường hợp, bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng khác, chẳng hạn như viêm tai giữa, viêm thanh quản, tiêu chảy, viêm phổi, và viêm não (nhiễm trùng não nghiêm trọng), mà có thể bị yêu cầu phải sử dụng kháng sinh hay nhập viện. Ở các nước đang phát triển, họ có dùng vitamin A để giảm biến chứng và tử vong liên quan đến nhiễm trùng bệnh sởi.
Ở Mỹ, bổ sung vitamin A cần được xem xét đối với trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi phải nhập viện vì bệnh sởi và các biến chứng của nó. Ngoài ra, tất cả trẻ em trên 6 tháng tuổi có nguy cơ nhất định chẳng hạn như thiếu vitamin A, hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc suy dinh dưỡng nên bổ sung vitamin A.
Khi nào thì gọi bác sĩ
Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu cha mẹ nghi ngờ con bị bệnh sởi. Ngoài ra, điều quan trọng là nên chú ý chăm sóc y tế cho bé ngay sau khi tiếp xúc với bệnh, đặc biệt là nếu con ở trong các trường hợp sau: - Trẻ sơ sinh - Đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch - Bị bệnh lao, ung thư, hoặc một căn bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
Hoài Thanh
Medical News Cente