mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện các nội dung sau:
- Luôn giữ khoảng cách an toàn, sẵn sàng học và làm việc online trong bình thường mới; hoạt động online là lựa chọn khá phù hợp cho việc giảm thiểu tương tác trực tiếp khi sống chung lâu dài với virus.
- Khẩu trang là vật bất ly thân: Mặc dù, khẩu trang không phải là cách phòng ngừa tối ưu, nhưng rõ ràng có tác dụng ngăn chặn phơi nhiễm virus qua giọt bắn hay các hạt li ti của nước bọt khi nói chuyện, ho hay hắt hơi.
- Rửa tay: Tập rèn luyện thói quen rửa tay và đúng lúc, giúp ngăn chặn hiệu quả phơi nhiễm virus qua việc tiếp xúc và sờ nắm vào vật bẩn. Tạo thói quen hạn chế sờ tay lên mắt mũi miệng giúp tránh phơi nhiễm virus cũng là một thực hành cần đặt ra.
- Súc rửa mũi và họng hàng ngày: Bạn phải súc mũi họng 2-3 lần mỗi ngày như thói quen, ngoài ra cần súc mũi họng khi bạn vừa tách ra từ một công việc có nhiều người tham dự, hoặc khi ra khỏi các cơ sở khám chữa bệnh hoặc vừa trở về nhà…
- Nín thở trong tình huống bất ngờ gặp người lạ: Sau một thời gian tự rèn, nín thở khi có một người lạ xuất hiện gần, và chỉ nín thở trong vài giây là không khó và dần hình thành một phản xạ có điều kiện cho riêng bạn hết sức tự nhiên.
- Nâng cao sức đề kháng, giữ vệ sinh nhà cửa: Thực hành này bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục 30 phút mỗi ngày, hạn chế rượu bia, điều chỉnh cân nặng, ngủ đủ giấc...
- Cập nhật thông tin dịch COVID-19 tại nơi bạn cư trú hay điểm bạn muốn đến, khai báo y tế đầy đủ theo yêu cầu: Làm chủ thông tin là chìa khóa giúp bạn đề ra cho mình giải pháp phù hợp nhất trong sống chung với virus.
- Tích cực điều trị và kiểm soát các bệnh nền, học cách tự chữa nếu không may bạn là F0 hay F1. Bình tĩnh, không hoang mang liên hệ với chính quyền cơ sở hoặc các cơ quan y tế để được hướng dẫn và xử trí theo quy định.