COVID 19 đối với trẻ em
Hỏi: Trẻ em có phải đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh do Covid-19 gây ra so với các đối tượng khác không và làm thế nào để phòng ngừa sự lây nhiễm cho trẻ?
Trả lời: Không, không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em dễ mắc bệnh hơn. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp chẩn đoán COVID-19 được báo cáo từ Trung Quốc đều xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ mắc ở trẻ em cũng đã được báo cáo, bao gồm cả tỷ lệ mắc ở những trẻ rất nhỏ. Từ nguồn thông tin được công bố từ dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng gây ra do SARS-CoV) và hội chứng hô hấp cấp tính Trung Đông (gây ra do MERS-CoV) thì tỷ lệ mắc ở trẻ em là tương đối hiếm gặp.
Trẻ em nên tham gia vào các hoạt động phòng ngừa thường xuyên để tránh nhiễm bệnh, bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, tiếp tục tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin được khuyến cáo theo lịch, kể cả vắc-xin cúm.
Hỏi: Biểu hiện lâm sàng của COVID-19 ở trẻ em có khác so với người lớn không?
Trả lời: Qua một số ít báo cáo về trẻ em mắc COVID-19 ở Trung Quốc thì trẻ có các triệu chứng giống như cảm lạnh như là sốt, sổ mũi và ho. Các triệu chứng tiêu hóa (nôn mửa và tiêu chảy) đã được báo cáo ở ít nhất một trẻ mắc COVID-19. Những báo cáo hạn chế này cho thấy trẻ em được xác nhận COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ và mặc dù cũng có các biến chứng nặng (hội chứng suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng) đã được báo cáo, nhưng chúng dường như không phổ biến.
Hỏi: Trẻ em có tăng nguy cơ bị mắc bệnh nặng, tàn tật hoặc tử vong do nhiễm COVID-19 so với người lớn không?
Trả lời: Mặc dù các nghiên cứu về lâm sàng đối với trẻ em mắc COVID-19 cho đến nay là rất ít. Các báo cáo hạn chế từ Trung Quốc cho thấy trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh thường có các triệu chứng của covid-19 nhẹ và mặc dù cũng có các biến chứng nặng (hội chứng suy hô hấp cấp tính, sốc nhiễm trùng) đã được báo cáo, nhưng chúng dường như không phổ biến. Tuy nhiên, cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, một số trẻ em có thể có nguy cơ mắc bệnh thể nặng hơn, chẳng hạn như những trẻ em đang gặp các vấn đề về vấn đề sức khỏe nào đó, hay sức khỏe không tốt.
Hỏi: Có phương pháp điều trị nào dành cho trẻ em mắc COVID-19 không?
Trả lời: Hiện tại thì chưa có thuốc kháng vi-rút nào đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị hoặc cấp phép để điều trị COVID-19. Kiểm soát về mặt lâm sàng bao gồm thực hiện kịp thời các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, cùng với điều trị tích cực cho các trường hợp có biến chứng là quy trình điều trị đang được áp dụng hiện nay.
Trẻ em và các thành viên gia đình nên tham gia vào các hành động phòng ngừa Covid-19 cơ bản để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm che miệng khi ho, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn, và tiếp tục tiêm phòng, kể cả tiêm phòng cúm.
XEM THÊM:
COVID-19 đối với phụ nữ mang thai
Hỏi: Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn, hoặc có nguy cơ mắc bệnh ở mức nặng hơn hoặc nguy cơ tử vong cao khi nhiễm COVID-19 so với các đối tượng còn lại không?
Trả lời: Chúng tôi không có thông tin từ các báo cáo khoa học nào được công bố về mức độ dễ mắc của phụ nữ mang thai với COVID-19. Phụ nữ mang thai trải qua những thay đổi về miễn dịch và sinh lý có thể khiến họ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp do virus, trong đó có thể bao gồm cả COVID-19. Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ mắc nặng hơn, tỷ lệ tàn tật hoặc tử vong cao hơn so với các đối tượng còn lại như đã được chỉ ra trong dịch gây ra bởi các loại coronavirus khác (bao gồm hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS- CoV) và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác, ví dụ như cúm, trong khi mang thai.
Hỏi: Phụ nữ mang thai có COVID-19 có tăng nguy cơ dẫn đến các tình huống xấu cho cả mẹ và con không?
Trả lời: Chúng tôi không có thông tin về những hậu quả nặng nề ở thai kỳ ở phụ nữ mang thai khi bị nhiễm COVID-19. Mất thai bao gồm sẩy thai và thai chết lưu, đã được quan sát thấy trong các trường hợp nhiễm các coronavirus khác có liên quan [SARS-CoV và MERS-CoV]. Sốt cao trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định.
Hỏi: Nhân viên chăm sóc sức khỏe khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không nếu họ chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19?
Trả lời: Nhân viên chăm sóc sức khỏe là phụ nữ mang thai nói chung nên tuân theo các hướng dẫn đánh giá rủi ro và kiểm soát bệnh truyền nhiễm đối với các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm hoặc các trường hợp đã được xác định là nhiễm COVID-19. Tuân thủ các thực hành kiểm soát và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đã được khuyến nghị là một phần quan trọng trong việc bảo vệ tất cả các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang trong quá trình mang thai. Thông tin về COVID-19 trong thai kỳ rất hạn chế. Các cơ sở y tế nên cân nhắc việc hạn chế tiếp xúc của nhân viên y tế là phụ nữ mang thai đối với các trường hợp đã xác định nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19. Đặc biệt là trong trường hợp các thủ thuật mà có nguy cơ cao (ví dụ như khí dung) nếu cơ sở đó có thể sắp xếp được nhân lực khác của bệnh viện thay thế.