1. Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản như chúng ta biết là viêm nhiễm đường thở dưới, dân gian còn gọi là sưng cuống phổi, bệnh chưa tấn công vào nhu mô phổi, tuy nhiên khi viêm cuống phổi thì sẽ gây triệu chứng kích thích ho nhiều và nếu không được điều trị tích cực thì có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.
2. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em thường hay gặp ở độ tuổi nào?
Bạn biết không bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… rất dễ bị viêm phế quản nếu không can thiệp nhanh chóng.
Bên cạnh đó thì những trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy đấy các bạn.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em như chúng ta thấy ban đầu thường là vi rút, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh cho trẻ nhỏ rất nhanh chóng.
Ngoài ra, bên cạnh đó thì bệnh viêm phế quản ở trẻ em còn có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.
4. Nguyên tắc điều trị bệnh
Như chúng ta biết nguyên tắc điều trị căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em là phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp trẻ tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Không nhất thiết là phải dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẫn, và điều này sẽ được bác sĩ đáng giá và cho y lệnh theo khoa học.
Bạn biết không bác sĩ có thể kê loại thuốc làm loãng đàm và trẻ sẽ phải được cho uống nhiều nước. Ở trẻ quá nhỏ phản xạ ho không nhiều, hoặc động tác ho yếu không đủ để tống đàm ra thì dễ đưa đến nghẹt đàm, cần phải đưa bé đi tập vật lý trị liệu hô hấp hoặc đi hút đàm nhớt giúp cải thiện sức khỏe.
Như vậy, chúng ta nên lưu ý cần nhắc lại là phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn bạn nhé.
Lưu ý rằng, viêm phế quản là do một loại vi rút gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị.
Bột nghệ: có thể pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một ly sữa và uống 2-3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất. Để hiệu quả hơn, cần cung cấp sữa và đồ uống nghệ vào sáng sớm khi dạ dày còn rỗng và trước khi đi ngủ. Thực phẩm này sẽ không gây hại cho dạ dày của trẻ.
Các phương pháp kết hợp khác
Chườm nóng: chườm nóng trên lưng và ngực của trẻ có thể giúp làm giảm tác động của viêm phế quản ở trẻ em. Đây là biện pháp khắc phục tự nhiên phổ biến nhất đối với viêm phế quản và có thể giảm đau ngay lập tức cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ của khăn để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
Chà xát ngực: có thể kết hợp với một số loại tinh dầu có mùi dịu nhẹ khiến trẻ dễ chịu, song nên lưu ý nếu trẻ có tiền sử dị ứng hoặc đã từng kích ứng da với các loại tinh dầu trước đây.
Xúc miệng, xịt mũi bằng nước muối sinh lý: đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để giữ sạch đường hô hấp trên của trẻ. Nhược điểm là xúc miệng chỉ được áp dụng với trẻ trên 3 tuổi, những trẻ nhỏ hơn nên được cha mẹ vệ sinh miệng bằng khăn mềm mỗi ngày.
Nhiều trẻ có thể không thích những thực phẩm được liệt kê phía trên, nên lúc này cha mẹ đừng quên bổ sung đủ nước cho trẻ. Việc xuất tiết nhiều đờm và sốt sẽ khiến trẻ bị mất nước, càng làm cơ thể mệt mỏi. Hãy động viên trẻ uống nhiều nước, nếu uống được orezol sẽ càng tốt, và theo dõi triệu chứng của trẻ để đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi cần thiết.