Như chúng ta đã biết trẻ mầm non sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sinh hoạt tập thể tại trường học là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Đối với các bệnh dễ lây như thuỷ đậu, cúm, tay chân miệng, bệnh viêm đường hô hấp, bệnh viêm phổi, các loại cúm: cúm A, B,các loại bệnh sốt virus, RSV, bệnh đau mắt đỏ ….thì dù chỉ có một trẻ mắc bệnh cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho các trẻ khác và lây lan, bùng phát thành dịch.
Để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn có nguy cơ cao, BGH nhà trường đã tích cực và thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống bệnh lúc giao mùa cho trẻ:
1. Tiếp tục quan tâm đến việc nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong từng bữa ăn. Đó là cơ sở giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, an toàn trước mọi dịch bệnh.
- Nhà trường ký kết hợp đồng thực phẩm với công ty thực phẩm uy tín Hương Việt Sinh. Hàng ngày GNTP có đủ các thành phần theo quy định, các thành phần kiểm tra sát sao chất lượng thực phẩm đảm bảo theo yêu cầu, có đủ giấy giấy tờ kiểm định, đảm bảo tươi ngon, mới.
- Chế biến món ăn cho trẻ theo dây truyền bếp một chiều, đội ngũ nhân viên được kiểm tra sức khỏe, vệ sinh đảm bảo hàng ngày. Nấu ăn bằng tâm huyết đảm bảo mang đến những bữa ăn thật ngon cho trẻ.
- Đồ dùng ăn uống của trẻ luôn được hấp sấy khử khuẩn hàng ngày
- Rèn trẻ các kĩ năng vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
- GV,NV luôn phối kết hợp tích cực trong công tác CSND trẻ đảm bảo đúng quy chế, đặc biệt quan tâm nhiều đến trẻ mới ốm dậy, trẻ mới đi học, trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng.
Kiểm tra kỹ chất lượng TP khi gaio nhận thực phẩm
Hấp khăn của trẻ
Hấp sấy khử khuẩn bát và các đồ dùng ăn uống của trẻ
Động viên quan tâm trẻ trong mỗi bữa ăn
2. Tăng cường công tác vệ sinh tại các khu vực lớp, bếp hàng ngày. Tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh toàn trường vào chiều thứ 6 hàng tuần.
- Công tác vệ sinh tại các nhóm lớp và bếp luôn đảm bảo sạch sẽ hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ tất cả các khu vực, đồ dùng liên quan đến trẻ từ bàn ghế, các góc chơi, đồ chơi, tường trần, sàn nhà, tay nắm cửa, chăn gối, gường, ca cốc, nhà vệ sinh, hàng lang, ban công... Các con học sinh đến lớp đều được cô giáo hướng dẫn rửa tay với dung dịch sát khuẩn nhanh trước khi vào lớp. Mỗi bạn nhỏ đều ý thức thực hiện tự vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng thường xuyên dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng, súc miệng nước muối sau bữa ăn, biết giữ vệ sinh vứt rác đúng nơi qui định.
- Ngoài ra chiều thứ 6 hàng tuần 100% CB,GV,NV tham gia tổng VS toàn trường đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trước dịch bệnh phát sinh theo mùa.
3. Tổ chức tập huấn về công tác PCDB theo mùa cho 100% CB,GV,NV trong nhà trường
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo PCDB, phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên. Các kế hoạch PCDB được xây dựng bám sát theo công văn chỉ đạo và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- BCĐ phối hợp tổ chức các buổi tập huấn, phát tài liệu tìm hiểu về cách PCDB cho tất cả GV,NV. Từ đó yêu cầu GV,NV triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ về PCDB cho trẻ. BCĐ theo dõi, giám sát các hoạt động đảm bảo hiệu quả an toàn cho trẻ.
4. Duy trì công tác tuyên truyền PCDB tới 100% Phụ huynh học sinh qua nhiều phương tiện như faceboook, zalo...tại bảng tin của trường của lớp cũng treo rất nhiều pano, apphichs về tuyên truyền dịch bệnh. Nhà trường chỉ đạo GV phối hợp với phụ huynh trong công tác CSND trẻ, đảm bảo cho trẻ luôn được chăm sóc tốt an toàn trước dịch bệnh. Một số nội dung tuyên truyền, cha mẹ giáo dục con:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Đặc biết trước khi ăn , trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi , vật dụng ăn uống cần đảm bảo rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là sấy tiệt trùng, ngâm tráng nước sôi ), không cho trẻ bốc , mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn mặt , khăn tay, vật dụng ăn uống như : cốc, bát, đĩa, thìa.
- Thường xuyên lau sạch sẽ các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường , dung dịch sát khuẩn cloraminB
- Cần hạn chế những người xung quanh tiếp xúc với trẻ. Bố mẹ đi làm về nên vệ sinh chân tay, tắm rửa, thay quần áo trước khi tiếp xúc với con
- Khi có dấu hiệu cảm cúm nên tránh tiếp xúc với con .
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đến khám và làm xét nghiệm tai các cơ sở y tế sớm để phát hiện kịp thời .
- Khi trẻ bắt đầu ốm, cha mẹ vui lòng cho con ở nhà để tránh lây lan với các bạn cùng lớp
Với mong muốn trẻ luôn được khỏe mạnh, an toàn trước tất cả các dịch bệnh. Trường MNTT Trâu Quỳ luôn quyết tâm cố gắng thược hiện tốt các biện pháp về PCDB cho trẻ, chủ động phối hợp với phụ huynh theo dõi nắm bắt tình hình sức khỏe cho trẻ, để trẻ luôn được quan tâm chăm sóc bằng tình thương yêu của thầy cô , gia đình và xã hội. Trân Trọng!