Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra cảnh bảo với các nước luôn phải đề cao cảnh giác, đặc biệt là các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Biểu hiện:
- Sốt cao kéo dài và thuốc hạ sốt không có tác dụng.
- Đau đầu dữ dội. Cơ đau thường tập trung ở hốc mắt.
- Cảm giác đau nhức trong cơ và xương, cảm giác mệt mỏi và khó chịu, bứt rứt.
- Da có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc phát ban.
- Chảy máu ở nhiều vị trí như chảy máu chân răng, chảy máu nướu, tiểu máu, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, phân màu đen hoặc có máu,…
Nếu bệnh sốt xuất huyết không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sốc do mất máu, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, suy tạng, suy gan, suy tim, viêm cơ tim, suy thận cấp,… nguy hiểm nhất là tử vong.
Một số biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả:
- Vì muỗi vằn đẻ trứng trong nước đọng, hãy kiểm tra xung quanh nhà để loại bỏ bất kỳ nơi nào có thể chứa nước đọng như: bể nước, chai, hốc cây chuối, chậu hoa, vỏ bọc đồ vật, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng để đảm bảo rằng không có nơi nào có nước đọng tạo môi trường phát triển cho muỗi.
- Ngủ màn, mặc quần áo dài tay, bôi xịt chống muỗi,... phòng ngừa tối đa việc để muỗi đốt.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch hoặc tự phát động phong trào xử lý nước đọng, làm sạch môi trường xung quanh để ngăn chặn sự phát triển của muỗi.
- Khi bị sốt, có dấu hiệu nghi ngờ thì đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán.
Với cách phòng bệnh sốt xuất huyết nêu trên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được tại khu vực nơi mình sinh sống để muỗi không thể sinh sôi và phát triển.