Hiện nay số ca bệnh F0 tăng rất nhanh, nếu trẻ không may là F0 các bậc phụ huynh cần lưu ý 1 số cách chăm sóc trẻ F0 như sau để đảm bảo trẻ được an toàn và mau khỏe nhất.
1. Các thuốc hạ sốt: Khi bé sốt trên 38.5, nếu có tiền sử giật thì>38C
- Nếu bé < 12 tháng: dùng viên đạn đặt hậu môn Efferalgan 80-150 mg
- Bé từ 1 tuổi : Dùng dạng bột, siro như: Hapacol 150, 250 mg
Dùng liều 10-15 mg/ kg cân nặng là chuẩn nhất
Nếu sau 2 h không hạ sốt mẹ dùng Ibuprofen siro ( liều 8-10 mg/kg) xen kẽ với hapacol
Kết hợp trườm ấm trán, nách, bẹn và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh
Tên thuốc: Efferalgan, Ibuprofen
Sốt cao nếu không hạ sẽ gây co giật có thể để lại di chứng
⚠️: Không dùng quá liều: có thể gây suy gan cấp( paracetamol) , nếu bé đang xuất huyết tiêu hoá ( ibuprofen nên được hỏi Bác sĩ)
❤️
2. Nhóm các thuốc chữa ho:
- Khi bé ho nhiều ảnh hưởng ăn uống, bú, ngủ nghỉ, chơi, học tập và nên chỉ ho khan mới dùng
+ Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giảm cơn ho. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú nhiều bữa hơn. Trẻ lớn hơn có thể bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng.
+ Sử dụng máy phun sương, tăng độ ẩm không khí
+ Với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối loãng, ấm 5-6 lần trên ngày
- Dùng khi được chỉ định của Bác sĩ nha
- Methophan siro, AT deslotaradin, Halixol, U-thel syrupt,
- Xịt Olyfrin, Xitrat..
- Nhỏ Otriven ( bé < 1 Tuổi) ottrivin ( bé > 1 tuổi) khi bé ngạt mũi
- Nước muối sinh lý ấm để nhỏ vào mũi hoặc dùng chai xịt chứa nước biển sâu để rửa mũingày 5-6 lần
⚠️ Khi bé có biểu hiện: nhịp thở nhanh, khó thở, thở rít, đầu gật gù theo nhịp thở : nghi ngờ viêm phổi cho bé uống Augmentin, Azythromycin phải được Bs hướng dẫn
❤️
3. Thuốc long đờm
- Thuốc long đờm nên dùng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được. Tránh dùng cùng lúc thuốc long đờm với thuốc giảm ho.
- Phải có chỉ định của Bác sĩ các mẹ nhé
- Không được lạm dụng kháng sinh
Nếu trẻ lớn: Neo-codion( chỉ dùng cho người lớn), trẻ > 6 tháng: Methopan siro, trẻ nhỏ : Halixol ...
❤️
4. Bù oresol đường uống cho con:
- Khi bé bị sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài nhiều ( đi > 3l/day, phân lỏng hoặc tóe nước)
- Với trẻ <1 tuổi: cho uống 5-10 ml Oresol mỗi 5 phút ( khoảng 1 thìa hoặc bơm tiêm không kim).
- Nếu chưa có Oresol trong tầm tay, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa theo cách trên.
Với trẻ >1 tuổi: cho uống 5-15 ml Oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút.
Không được pha Oresol vào sữa mẹ để cho con uống
Thuốc: gói vị cam, chai oresol sẵn..
❤️
5. Khi bé đi ngoài: số lần > 3 trên ngày, phân lỏng hoặc tóe nước
- Chụp ảnh gửi cho Bác sĩ
- Bù oresol theo hướng dẫn trên
- Bổ sung kẽm và vitamin C
- Men Vi sinh Virvic, enterogremi.......,
- Dùng kháng sinh như Biseptol siro, Sulfamethoxazol ( kháng sinh phải dùng đủ liều, đủ 5-7 ngày, và chỉ định của Bác sĩ)
❤️
6. Bổ sung các Vitamin và chất khoáng cho con
- Trẻ lớn cho con uống nước ép hoa quả: táo, cam, cà rốt, dưa hấu
- Trẻ nhỏ cho tăng cường bú mẹ
- Bổ sung các Multivitamin, vitamin nhóm B, D