Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, nếu điều kiện không cho phép thì cũng cố gắng cho bé bú sữa mẹ trong ít nhất 2 – 3 tháng đầu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, để trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Đặc biệt, sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho bé, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Bú sữa mẹ giúp bé phòng chống các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, dị ứng, viêm tai, viêm màng não, chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính khi trưởng thành như béo phì, tim mạch, đái tháo đường…
Cho bé tiêm phòng đầy đủ, không lạm dụng kháng sinh
Ngay từ khi mẹ đang mang thai và khi bé chào đời, cần tiêm phòng đầy đủ cho cả mẹ và bé để phòng chống một số bệnh như viêm gan siêu vi, viêm não, bạch hầu, uốn ván, ho gà, thủy đậu, sởi… Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên lạm dụng hay tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh cho con. Vì dùng kháng sinh nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng “nhờn thuốc”. Và khi đó, cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho bé, bảo vệ bé khỏi nguy cơ bệnh tật. Bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ, cân đối 4 nhóm chất gồm chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt đều không tốt cho sức khỏe của bé. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng cho bé đầy đủ và hợp lý để tăng sức đề kháng và bé mau khỏi bệnh; không nên kiêng khem quá mức khiến bé rơi vào tình trạng mất sức, cơ thể càng yếu ớt hơn.
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, kẽm, selen…
Vitamin A giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại vi rút của các tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, phục hồi nhanh chóng tế bào bị tổn thương. Kẽm, selen có công dụng kháng virus, tăng sức đề kháng cho bé. Vì thế, để bảo vệ bé khỏi các bệnh ốm vặt, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mẹ hãy cho bé ăn nhiều thực chứa vitamin A như cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót; vitamin C như cam, quýt, dâu tây, ớt xanh; thực phẩm chứa kẽm, selen như thịt nạc, hàu, cá, lòng đỏ trứng…
Cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên
Ngủ ngon, đủ giấc sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho bé. Bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ; nên cho ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Buổi tối không nên cho bé hoạt động quá nhiều khiến bé giật mình, thức giấc khi đang ngủ. Thêm vào đó, nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày như vui đùa cùng bé, cho bé đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Vận động thường xuyên giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
Tăng sức đề kháng từ hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì bé mới có sức đề kháng tốt, phòng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt có tới 80% khả năng miễn dịch của trẻ ở đường ruột. Khi đường ruột có vấn đề trẻ dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Từ đó, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi, trẻ sẽ dễ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vì vậy, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề cơ bản để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các vi khuẩn, virus gây hại từ môi trường xung quanh. Khi này, mẹ cần đến sự trợ giúp của Probiotics – vi khuẩn có ích sẽ giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn, ức chế các vi khuẩn có hại và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ, mẹ nên lưu ý sử dụng men vi sinh có chứa các bào tử lợi khuẩn. Đây được coi là “ dạng sống tiềm ẩn” của vi khuẩn. Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp”, hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, nhiệt độ cao, dung môi hữu cơ, enzyme và pH acid của dịch vị dạ dày.
Khi vào đến ruột non, các bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động, diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Vì vậy, bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót khi đi qua môi trường acid của dịch vị dạ dày cao hơn lợi khuẩn thường, từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa
Ngoài ra, bào tử có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như cephalosporin… tức là có thể dùng men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong các trường hợp sử dụng kháng sinh. Bào tử lợi khuẩn là nguồn sản xuất các enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Bào tử không chỉ có tác dụng vượt trội đi sâu vào ruột non mà còn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Vì vậy, lựa chọn men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn là điều kiện cần thiết để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như sức đề kháng tốt.